7 tip chăm sóc và phục hồi sau sinh mổ mẹ không thể bỏ qua

Sinh mổ thường đau đớn lâu hơn sinh thường nên việc chăm sóc và phục hồi sức khỏe sau sinh mổ của bà đẻ cũng phức tạp hơn. Để phục hồi nhanh nhất, bạn cần tuân thủ những chú ý sau đây:
Không vận động nhiều và mạnh cho đến khi vết mổ lành
Bạn không nên vận động mạnh và nhiều sau khi sinh con mà chỉ nên ra khỏi giường và đi lại nhẹ nhàng nếu buộc phải di chuyển trong ngày đầu tiên. Hãy cẩn trọng và kiên trì đợi. Vì sao ư? Bởi vì thuốc gây tê không còn tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau đớn khủng khiếp khi di chuyển và tác động vào vết thương. Hơn nữa, sinh mổ khiến bạn bị mất máu và kiệt sức, bạn cần nằm nghỉ để hồi phục thể trạng nhanh hơn.
>> Tìm hiểu bà bầu nên ăn gì sau sinh
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vận động cho phép các chức năng cơ thể hoạt động bình thường và giảm nguy cơ biến chứng sau khi phẫu thuật. Ví dụ, việc ít vận động có thể khiến đường ruột làm việc chậm chạp hơn, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, ít vận động cũng là yếu tố gây ra tình trạng đông máu ở chân tay hay viêm phổi sau phẫu thuật.
Tất nhiên, bà đẻ cần tăng cường vận động cơ thể theo thời gian, chứ không nên di chuyển nhiều sớm. Bạn nên tăng cường vận động khoảng 6 tuần sau khi sinh và đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình phục hồi sức khỏe.
Chăm sóc và phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ
Mẹ cần tránh hoạt động mạnh và nhiều ngay sau sinh mổ để không ảnh hưởng tới vết thương. (Ảnh minh họa)
Không được bế em bé và cúi xuống
Dù vận động ít hay nhiều, bà đẻ cũng nên tránh tác động đến vùng da phẫu thuật. Ví dụ, bạn không nên bế em bé, để em bé nằm hoặc tì vào bụng. Nếu cho trẻ ngồi xe đẩy hoặc cũi của trẻ nhỏ, bạn nên nhờ người cúi xuống bế giúp, tuyệt đối không tự làm việc làm này.
>> Bí quyết giảm cân sau sinh của chị em
Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm sau khi phẫu thuật
Phụ nữ mới sinh được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Nhưng để phòng trừ tai biến sau khi phẫu thuật, bà đẻ vẫn có thể sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là đối với những bà mẹ bị chuột rút sau khi sinh. Chuột rút là một loại kích thích làm co lại tử cung về kích thích ban đầu và chúng xuất hiện nhiều hơn trong vòng 2 tuần đầu sau sinh. Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ đau đớn hơn khi chuột rút tấn công, và bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm đau.
Theo dõi tình trạng chảy máu ở âm đạo
Ngay cả khi bạn không sinh thường, bạn cũng sẽ bị chảy máu âm đạo sau sinh. Máu đến từ cửa tử cung, nơi tiếp nối với nhau thai và chảy qua âm đạo. Theo các bác sĩ, chảy máu là một phần của quá trình phục hồi tử cung của bạn. Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng chảy máu trong âm đạo và gặp bác sĩ nếu không thấy chảy máu.
>> Bí quyết giam can sau sinh của chị em
7 tip chăm sóc và phục hồi sau sinh mổ mẹ không thể bỏ qua
Ăn nhiều chất xơ
Táo bón là một vấn đề lớn đối với những phụ nữ sau khi sinh mổ. Bất cứ khi nào thức ăn vào bụng, ruột phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn bình thường dẫn đến táo bón, đầy hơi. Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn là cách hiệu quả để bà đẻ khắc phục tình trạng báo bón sau khi sinh.
>> Tổng hợp nhung cau noi hay ve cuoc song quanh ta
Chăm sóc vết mổ
Khi tắm, bạn có thể nhỏ dung dịch vệ sinh vết mổ vào vùng da bị tổn thương, chú ý không chà xát da, rồi vỗ nhẹ cho đến khi dung dịch khô hoặc rửa bằng nước ấm sạch. Ở khu vực da có nếp gấp, đặt một miếng vải mỏng vào để giữ cho da không bị ướt do mồ hôi và không bị nhiễm trùng. Sau một tuần, vết mổ của bạn sẽ gần như lành. Nếu bạn bị sốt hoặc da nổi màu đỏ, có dịch mủ chảy ra, hãy gọi cho bác sĩ vì chúng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Nếu bạn lo lắng về sẹo trên da, hãy đợi sau khoảng 6 tuần và bạn có thể dùng thuốc mỡ điều trị sẹo theo chỉ định của bác sĩ. Tương tự đối với các vết rạn da.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện
Để phục hồi sức khỏe nhanh chóng, bạn cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, ngủ sâu giấc và yêu cầu giúp đỡ để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.