Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa Giáng sinh

Giáng sinh là thời điểm bố mẹ thường tranh thủ đưa trẻ ra ngoài vui chơi và mua sắm nhưng cũng là thời điểm bé thường mắc một số bệnh đáng quan tâm.

Bệnh thường mắc trong mùa giáng sinh

Khi đi chơi Noel, đặc biệt trong đêm Giáng sinh, các bé có thể sẽ gặp một số điều bất lợi khi tiếp xúc dễ mắc bệnh đường hô hấp. Cụ thể như: bị nhiễm lạnh; ô nhiễm không khí do lưu thông bên ngoài (chủ yếu là từ khói xe, bụi bặm); tiếp xúc với đám đông (dễ lây nhiễm các bệnh hô hấp).

Ở các tỉnh phía Nam, hàng năm bệnh đường hô hấp thường tăng vào các tháng 8, 9, 10 (tương ứng với mùa mưa). Ở thời điểm hiện tại, bệnh hô hấp ở trẻ em đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, vào tháng 12, tháng 1, khi trời trở lạnh đôi chút thì bệnh có xu hướng tăng nhẹ nhưng không cao điểm như các tháng trước đây.

Trong khi đó, ở các tỉnh miền Trung và đặc biệt miền Bắc, đây là mùa của bệnh hô hấp quan trọng trong năm do đã bước vào mùa lạnh.

benh-giang-sinh-suckhoenhivn-1531
Không nên cho con lui tới những nơi quá đông người
Ở những vùng này cần đặc biệt lưu ý đến một số bệnh:

Theo trang tin tuc phu nu Cảm lạnh thông thường (do Rhinovirus); cúm; viêm tiểu phế quản (do virus hợp bào hô hấp). Đây là một loại bệnh viêm phế quản đặc biệt (do viêm các phế quản cỡ nhỏ có đường kính dưới 2mm). Bệnh rất phổ biến và hầu hết chỉ xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Số trẻ mắc bệnh này thường đạt đến đỉnh điểm vào những tháng mùa lạnh. Bệnh có khả năng lây lan cao và cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em dưới 2 tuổi phải nhập viện ở thời điểm này.

Chủ động phòng bệnh cho con trong mùa giáng sinh

Tránh những chỗ đông người

Đối với các bé nhỏ dưới 12 tháng tuổi, sức đề kháng vẫn còn yếu, các bậc cha mẹ cần tránh cho bé tới những nơi đông người. Không nên để bé chơi bên ngoài quá lâu, dưới trời nắng hoặc khi trời quá khuya.
Đối với các bé lớn hơn, khi đi ra ngoài cần phải cho bé mặc đủ ấm (tùy vào nhiệt độ ngoài trời), mang khẩu trang khi đến chỗ đông người để tránh lây nhiễm các bệnh hô hấp.

Chế độ ngủ, nghỉ hợp lý

Nhu cầu ngủ, nghỉ của trẻ luôn cao hơn người lớn, cha mẹ cần sắp xếp thời gian hợp lý để bé có thể nghỉ ngơi thoải mái. Tránh làm gián đoạn giấc ngủ hoặc để trẻ ngủ không đúng tư thế.

Đối với các gia đình đi chơi giáng sinh xa, cần có sự chuẩn bị chu đáo về chỗ ngủ cho trẻ, để luôn sẵn sàng cho bé một giấc ngủ an toàn nhất.

Đặc biệt, trong lúc ngủ, trẻ có thể có các biểu hiện như nói mơ, giật mình, thức giấc đột ngột. Đây là một số vấn đề bình thường do trước đó các bé đã vận động, ăn uống nhiều. Tuy nhiên trong trường hợp có kèm thêm một số biểu hiện khác như sốt cao, khò khè khó thở hoặc nổi mụn đỏ… là dấu hiệu của các bệnh hô hấp, dị ứng. Phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Cảnh giác với các vật trang trí giáng sinh

Một số đồ vật dùng để trang trí giáng sinh như bộ quần áo ông già Noel, quả châu, bông tuyết giả, bóng bay… không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, chứa nhiều hóa chất, phẩm màu công nghiệp độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có thể gây dị ứng cho trẻ. Với đồ chơi giáng sinh hấp dẫn, trẻ không chỉ sờ, nắm sau đó đưa tay lên miệng mà còn hay liếm, ngậm, thậm chí là nuốt. Điều này rất nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

Những đồ chơi có các cạnh sắc nhọn, nặng và dễ vỡ có thể khiến các bé bị xây xát, trầy xước, đứt tay thậm chí là chấn thương nếu rơi vào người. Ngoài ra, các đồ trang trí khác như tua rua, giấy dán hang đá, các quả châu nhỏ, tuyết khô hay ngôi sao nhựa… còn khiến trẻ có thể gặp một số tai nạn bất ngờ khác như hóc, sặc…

Các bậc phụ huynh cần phải chú ý dõi theo các hoạt động vui chơi để đảm bảo bé vui chơi an toàn, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, đối với các bé lớn, cha mẹ cũng cần dạy cho bé về các sự cố nguy hiểm có thể xảy ra, để bé có ý thức tự phòng tránh.