Hướng dẫn 8 bước để cải thiện bài tập Squat

Yếu tố kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các bài tập Squat, nhưng thường hay bị những người mới xem nhẹ và mọi người chỉ quan tâm tới khối lượng. Tạp chí đàn ông hiện đại sẽ liệt kê ra 8 bước giúp bạn cải thiện bài tập này.

Hướng dẫn 8 bước để cải thiện bài tập Squat
Hướng dẫn 8 bước để cải thiện bài tập Squat

Nắm chắc thanh đòn

Khi đang tập trung gồng người, hãy nắm thanh đòn cho thật chắc. Một bài tập thân dưới cũng cần sự cầm nắm tốt, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Việc nắm chắc thanh đòn đem đến một số lợi ích nhất định:
– Đảm bảo độ an toàn
– Tăng áp lực cho các cơ lân cận
– Để não bộ tin rằng bạn đang kiểm soát cơ thể
Lợi ích cuối cùng đặc biệt quan trọng. Nếu não bộ tin tưởng bạn như thế, nó sẽ cho phép bạn thực hiện những bài squat nặng. Nếu não bộ tiếp nhận bất cứ dấu hiệu cho thấy bạn không đủ sức hay gặp nguy, nó sẽ cố ngăn bạn lại. Trong một bài squat thì điều này không có lợi.

Đừng lùi bước quá nhiều

Bạn chỉ lùi bước để không bị giá đỡ tạ cản trở việc tập luyện. Sau đó là dừng, đừng lùi nữa. Nếu tiếp tục lùi bước nữa, e rằng độ căng cơ sẽ không mất đi.

Lý tưởng nhất là sử dụng monolift – một giá đỡ tạ hay được các vận động viên sử dụng. Thay vì bạn phải lùi lại phía sau, giá đỡ này sẽ tự động hướng ra khỏi tầm hoạt động của bạn. Giá đỡ này đặc biệt quan trọng, vì khi tập ở môi trường chuyên nghiệp, khối lượng tạ nặng đến mức chỉ cần hơi mất đà thì bài tập sẽ giảm hiệu quả và nguy hiểm hơn là chấn thương.

Tạo khoảng cách giữa hai chân

Hai chân dang rộng vừa phải, sao cho phần mông không bị ép lại khi xuống. Hãy tưởng tượng phần xương chậu của bạn như cái võng mắc giữa hai cái cây (tức hai chân). Đó chính là tư thế đúng khi bạn đang ở vị trí thấp nhất trong bài tập Squat. Nếu khoảng cách giữa hai chân không đủ rộng thì việc đứng lên sẽ rất khó.

Tăng tốc

Đây đã là bước thứ tám, cũng là bước cuối của một bài Squat. Quá nhiều bước cho một bài tập mà hầu hết mọi người cứ cắm đầu vào làm, chẳng hề nghĩ ngợi. Nhưng bạn không nằm trong số “hầu hết mọi người”. Bạn muốn hơn thế nữa.
Chậm lại khi dần về đến đích, đó là quy luật tự nhiên. Bạn đã gồng người trước khi gánh tạ, dần dần hạ người xuống và nhanh chóng bật dậy. Cho nên trước khi bạn đứng lên hẳn, bạn thường có xu hướng chậm lại và giảm lực. Tuy nhiên, khi bạn cẩn trọng tăng tốc, các đơn vị vận động sẽ nóng lên nhanh hơn, qua đó tạo lực nhiều hơn. Vậy hà cớ gì phải chậm lại khi nâng tạ lên?

Gồng người trước khi chấp nhận khối lượng tạ

Nói là “chấp nhận khối lượng tạ” không có nghĩa là “bạn biết được mức tạ mình nâng như thế nào”, nhưng là “trước khi lưng bạn chịu lực”. Gồng cơ đùi và cơ lưng trên, sau đó siết chặt nhóm cơ trung tâm. Hãy làm điều này trước khi bạn gánh tạ. Nếu mà bạn đã gánh tạ trên người thì mọi sự quá muộn. Đây mới là điểm khởi đầu của một bài gánh đùi, chứ không phải khi bạn đã nhấc thanh đòn ra khỏi giá đỡ

Đừng nhún vai

Với một số người, nhún vai nhằm như một giá đỡ để giữ thanh đòn trên người bạn. Nhưng một bài tập squat chân chính thì không có chỗ cho nhún vai. Thay vì thế, siết chặt các nhóm cơ lưng và giữ cơ vai không rụt lại. Qua đó, thanh đòn sẽ có một giá đỡ tốt hơn và nhóm cơ lưng cũng tham gia hoạt động.

Xuống chậm

Ai cũng muốn tập cho xong bài Squat. Với khối lượng tạ thế kia và với độ căng cơ do bạn tạo ra, thật không dễ chịu gì. Nhưng khi hạ người xuống, hãy chậm lại một chút. Cứ xuống cái vèo thì bạn sẽ mất hết độ căng cơ – như thế thì việc lên sẽ khó hơn rất nhiều. Hãy nhớ nguyên tắc này: Xuống khó – Lên dễ, và ngược lại.

Bật dậy

Bước khởi đầu của giai đoạn hai, và cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chúng ta thực hiện bài Squat thành công. Khi chúng ta đã hạ người xuống rồi, mục tiêu bây giờ sẽ là nhấc thanh đòn lên. Ưu tiên hàng đầu của bạn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đừng chỉ nghĩ đơn thuần là đứng lên nữa. Nhấc vai qua mức thanh đòn một chút. nhưng vẫn đảm bảo khuỷu tay ngang với thanh đòn, không dạt ra đằng sau. Bạn đã khổ nhọc hạ người xuống, vậy thì bây giờ hãy bật lên đi!

Nguồn: http://boo.com.vn/