Hướng dẫn điều trị bệnh sa tử cung

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu thì nguyên nhân của bệnh sa tử cung là:

– Những trường hợp sinh khó
– Thời gian rặn đẻ kéo dài
– Không được nghỉ ngơi sau sinh
– Làm những công việc quá nặng nhọc khi sức khỏe chưa phục hổi
– Sản phụ bị thiếu dinh dưỡng
– Sản phụ bị táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính
– Bị ho nhiều, bí hoặc nhịn tiểu quá lâu khiến áp lực bụng tăng cao
– Người béo phì.

Một số nguyên nhân khác như: tổ chức đáy chậu và mô gân phát triển không tốt, buồng trứng mất tác dụng nội tiết, khiến cho mô gân và cơ trong xương chậu teo, hoặc nhão cũng dẫn đến sa tử cung.
Cách điều trị sa tử cung hiệu quả nhất

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm PAP – phết tế bào cổ tử cung đã chẩn đoán được mức độ sa tử cung, căn cứ vào độ tuổi, nhu cầu sinh con bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem: Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú

Đối với trường hợp tử cung sa nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì không cần thiết can thiệp điều trị, mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt để làm giảm triệu chứng.
Trường hợp nặng hơn có thể sử dụng liệu pháp hormone nhằm giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn. Bên cạnh đó có thể thực hiện dùng vòng tròn nhỏ đặt trong âm đạo giúp giữ tử cung ở nguyên vị trí.
Nếu sa tử cung nặng, gây viêm loét, các biến chứng nguy hiểm sẽ cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Một số yếu tố liên quan đến sa tử cung:

Sinh con qua đường âm đạo;
Lão hóa;
Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh);
Làm phẫu thuật vùng chậu;
Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng);
Có bất thường khoang tử cung từ khi sinh ra: tử cung kép hay còn gọi là tử cung hai sừng;
Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mặc bệnh sa tử cung nhiều hơn phụ nữ da màu);
Rối loạn mạng lưới collagen.