Mẹo xử lý khi bị bỏng lưỡi

Bỏng lưỡi khi ăn phải đồ ăn nóng là cảm giác bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Khi uống một ngụm cà phê nóng bỏng, hoặc khi cắn vào một miếng pizza vừa mới lấy ra từ lò nướng, kết quả là lưỡi bị bỏng lưỡi rất khó chịu. May mắn thay, có rất nhiều cách để giảm đau và sưng.

Phần 1/2: Các biện pháp tự nhiên

Cách xoa dịu lưỡi bị bỏng

1. Ngậm một cục đá hoặc kem. Cách dễ dàng nhất để xoa dịu nóng là sử dụng đồ lạnh. Cố gắng mút một que kem, ngậm một cục đá hoặc dùng đồ uống lạnh, sẽ rất hiệu quả.

2. Ăn sữa chua. Sữa chua là một trong những biện pháp chữa bỏng lưỡi hiệu quả nhất, vì nó làm mát một cách hết sức nhẹ nhàng.

  •             Ăn ngay 1 thìa sữa chua khi bỏng lưỡi, giữ chúng trên lưỡi một vài giây trước khi nuốt.

3. Rắc đường lên lưỡi của bạn. Rắc đường trắng lên vùng lưỡi bỏng và để chúng tan ra, cơn đau sẽ mất đi nhanh chóng.

4. Ăn một thìa mật ong. Mật ong là một chất tự nhiên nhẹ nhàng có thể được sử dụng để giảm bớt nỗi đau khi lưỡi bị bỏng.

  •             Ăn một thìa mật ong và để mật trên lưỡi một vài giây trước khi nuốt.
  •             Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì nó có thể chứa các bào tử độc hại gây ngộ độc cho trẻ, dẫn đến tử vong.

5. Sử dụng vitamin E. Dầu vitamin E sẽ giúp làm dịu bỏng lưỡi và tăng tốc độ hồi phục các mô lưỡi. Mở một viên con nhộng vitamin ra và đổ lên lưỡi của bạn.

6. Thở qua miệng. Thở bằng miệng tưởng chừng vô nghĩa, nhưng thực tế lại giúp hạ nhiệt nhanh, dựa vào luồng không khí lạnh mà bạn hít vào.

Cách xoa dịu lưỡi bị bỏng

7. Tránh những thực phẩm có tính axit và muối. Cho đến khi chữa lành, hãy tránh xa các loại thực phẩm có tính axit như cà chua, trái cây, nước trái cây và giấm. Bạn cũng nên tránh các thức ăn mặn như khoai tây chiên, vì nó sẽ kích thích khu vực bỏng.

8. Sử dụng lô hội. Cây lô hội là một phương thuốc tự nhiên phổ biến để làm dịu và hồi phục vết bỏng. Bôi gel lô hội trực tiếp vào chỗ lưỡi bị bỏng (gel lô hội lấy trực tiếp từ trên cây, không phải mua từ cửa hàng). Tuy nhiên cảnh báo trước là hương vị của nó không được ngon cho lắm.

Phần 2/2: Sử dụng thuốc giảm đau

Cách xoa dịu lưỡi bị bỏng

1. Ngậm thuốc ho. Tìm các loại thuốc ho có chứa benzocaine, tinh dầu bạc hà hoặc phenol. Các thành phần này sẽ gây tê, làm giảm cảm giác đau. Nước súc miệng chứa những thành phần này cũng rất có ích.

2. Nhai kẹo cao su bạc hà. Nhai kẹo cao su có chứa tinh dầu bạc hà có thể giúp kích hoạt các thụ thể lạnh nhạy cảm trên lưỡi của bạn, làm cho lưỡi của bạn cảm thấy thoải mái và mát mẻ. Cả kẹo hương peppermint và spearmint đều chứa các dẫn xuất tinh dầu bạc hà.

3. Dùng thuốc giảm đau. Nếu cơn đau trong lưỡi bạn quá tệ, xem xét việc sử dụng acetaminophen hoặc ibuprophen. Nó sẽ làm dịu vểt bỏng và giảm sưng.

4. Tránh sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ chữa bỏng.

  • Không nên dùng cho lưỡi vì chứa các thành phần độc hại, không ăn được.
  • Ngoại lệ duy nhất là các loại kem và thuốc mỡ bỏng được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho miệng.

5. Xem xét đến gặp bác sĩ. Nếu vết bỏng vẫn còn đau và sưng sau 7 ngày, bạn nên đến phòng khám. Bác sĩ sẽ chỉ định những thuốc mạnh hơn để giảm đau hoặc hồi phục sau bỏng.

  • Nếu lưỡi của bạn vẫn còn cảm giác bỏng rát mặc dù không ăn, uống đồ nóng, bạn có thể đang bị “hội chứng rát bỏng miệng”. Điều này làm bạn rất đau dớn và còn ảnh hưởng đến các vùng khác của miệng.
  • Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc “hội chứng rát bỏng miệng”, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay, vì đó có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng như tiểu đường, cường giáp trạng, trầm cảm hoặc dị ứng thức ăn.

Mẹo:

  •  Không làm tê liệt lưỡi của bạn trước khi ăn, nó sẽ khiến bạn dễ cắn phải lưỡi, và làm vết bỏng càng trầm trọng.
  • Nếu bạn không có Orajel, ngậm một chút đinh hương và nó sẽ gây tê miệng của bạn giống như Orajel.

Cảnh báo:

  •  Nếu bạn sử dụng đá, luôn luôn làm ướt cục đá trước khi áp nó vào lưỡi của bạn. Không bao giờ áp một viên đá trực tiếp lên lưỡi bị bỏng, như cục đá có thể dính vào lưỡi của bạn và làm cho cơn đau nặng hơn.
  • Không nên lạm dụng thuốc mỡ. Nó sẽ gây tê miệng của bạn đến mức độ bạn có thể hít hoặc nuốt nó.
  •  Đừng cố gắng tự xử lí với bất kỳ thương tích nghiêm trọng trên của miệng bạn. Khi nghi ngờ, hãy nhờ sự chăm sóc y tế ngay lập tức.