MU sa sút từ sân cỏ đến sàn chứng khoán

Manchester United (MU) của HLV David Moyes rồi Louis van Gaal đã có những lich thi dau ngoai hang anh sa sút quá nhiều so với khi Sir Alex Ferguson còn tại vị. Đội chủ sân Old Trafford đã mất đi sự bản lĩnh cũng như đẳng cấp của một đội bóng số 1 Premier League, từng khuấy đảo cả trời Âu ngày nào. Đó là điều ai cũng nhận ra.

MU sa sút từ sân cỏ đến sàn chứng khoán

Sir Alex để lại cái bóng quá lớn ở MU. Ảnh: Internet.

Thành bại tại Fergi

Cách đây 2 năm khi MU bổ nhiệm David Moyes vào ghế huấn luyện viên trưởng thì tôi đã mỉm cười và phán một câu xanh rờn với các bạn fan hâm mộ
bong da anh của MU: “MU sẽ bước vào ‘thập kỷ mất mát’.” Lúc đó phần đông đã ném rất nhiều ‘gạch đá’ và lý luận về phía tôi.

Người thì bảo là tôi ghét MU nên trù ẻo, người thì phân tích rằng dàn cầu thủ MU chất lượng, người thì bảo MU sẽ vung tiền vào mua siêu sao, MU là đội bóng hiện đại đã niêm yết trên NYSE nên không để chuyện đó xảy ra… Tuy mới 2 năm trôi qua nhưng MU hiện tại đá như thế nào thì các bạn đọc cũng đã thấy.

Các bạn chắc hẳn sẽ có người nghĩ rằng tôi phán bừa, nhưng chắc cũng nhiều người tò mò muốn biết vì sao tôi lại đưa ra nhận xét đó? Câu trả lời đơn giản là tôi hiểu được công thức thành công của MU và có lẽ tôi hiểu phần nào được suy nghĩ của Sir Aex Ferguson. Công thức thành công của MU dựa vào triết lý, tài năng cùng sức ảnh hưởng của Sir Ferguson tới các cầu thủ và tới cả Liên đoán bóng đá Anh, càng về cuối sự nghiệp thì sức ảnh hưởng chiếm tỉ trọng càng lớn.

Dưới thời Fergi, phần đông các cầu thủ MU chỉ ở mức trên trung bình khá, chỉ một vài cá nhân giỏi, lâu lâu mới có một người “đỉnh”, nhưng đó luôn là một tập thế rất nhuyễn, ổn định và thường rất “son”. Nên khi Fergi ra đi, rõ ràng rất khó cho MU có thể thành công với chỉ các cầu thủ như thế. Và càng bất khả thi hơn khi Fergi tiến cử Moyes làm người kế nhiệm mình.

Xin nói rõ ở điều này, không khó để nhận xét rằng MU đã sai khi bổ nhiệm Moyes, nhưng khá phức tạp khi suy đoán là Fergi nghĩ gì khi lựa chọn Moyes.

Nếu nhìn tích cực, Fergi cho rằng Moyes rất giống ông, là bản sao của ông những năm 80 thế kỷ XX, Moyes có khả năng xây dựng một tập thể gồm các cá nhân bình thường thành một tập thể gắn kết và ổn định – điều mà ông đã chứng minh trong 11 năm gắn bó với Everton. Tuy nhiên nếu ông lựa chọn vì lý do này thì xin lỗi, ông đã quá ấu trĩ khi nghĩ rằng MU 2013 giống với MU của năm ông nhận chức (1986).

MU thời điểm đó là MU tiểu tốt có danh, đang trải qua gần 2 thập kỷ mà không có một chức vô địch Anh nào (tiền thân giải Ngoại hạng) và MU lúc đó cũng cần tới 7 năm để có chức vô địch Ngoại hạng đầu tiên (1993). Do vậy người hâm mộ và Ban lãnh đạo thời điểm đó kiên nhẫn với Fergi vì mục tiêu của MU lúc đó chắc cũng chỉ top 4 là hạnh phúc.

Ở thời điểm 2013, MU đang thống trị giải Ngoại hạng với 13 lần vô địch trong 20 năm (1993-2013) và với lực lượng cổ động viên đông đảo nhất thế giới thì kỳ vọng thành tích cho MU luôn ngất trời. Hơn nữa bóng đá ngày nay là thời buổi của kim tiền và kết quả, do vậy áp lực thành tích cho người kế nhiệm Fergi tại MU là khủng khiếp, nên sẽ khó có chỗ cho lòng kiên nhẫn với những thành tích bình thường chứ chưa nói tới bết bát. Niềm tin nào mà Fergi lại tiến cử Moyes làm người kế nhiệm mình?

Về David Moyes, có tài năng đấy, nhưng ông chưa có đủ tầm để dẫn dắt một đội bóng đang trên đỉnh vinh quang được xây dựng bởi một con người vĩ đại. Cái bóng của Fergi là quá lớn, cái áo MU là quá rộng còn Moyes thì quá nhỏ bé bởi ông chưa dẫn dắt một đội nào vô địch, ông không có tâm thế của một nhà vô địch.

Nếu nhìn tiêu cực, có lẽ Fergi muốn thế, ông muốn fans MU tôn thờ ông, muốn họ phải sống khắc khoải trong ký ức những ngày có ông, ông không muốn họ nhanh chóng quên ông bởi thành công của những người mới – có fans Barca còn mong nhớ Frank Rijkaard? Ông có đủ ảnh hưởng tại MU để tiến cử Moyes, ủng hộ Louis van Gaal, những con người mà theo con mắt nhà nghề thì rất khó phù hợp với MU. Cách ông đưa đội bóng vô địch mùa giải 2012-2013 và rồi từ nhiệm cũng đủ khiến ta suy nghĩ, sao ông không ra đi vào cuối mùa giải 2011-2012 năm mà MU chỉ có mỗi Community Shield?

Góc nhìn khác

MU dưới thời Fergi hao hao giống cổ phiếu VNM (Vinamilk) ở thời điểm hiện tại, một cổ phiếu đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp luôn ở vị thế dẫn đầu. Công thức thành công của VNM đơn giản là sự lãnh đạo ôn hòa, ổn định của chị Mai Kiều Liên để duy trì vị thế vốn có của VNM ở Việt Nam – quốc gia đang phát triển với dân số trẻ, giá sữa cao ngất ngưỡng và báo đài vô tuyến luôn tung hô tác dụng tuyệt vời của sữa bò. Nếu các bạn coi các quảng cáo sữa mà nghe được câu: “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” thì hẳn tai các bạn phải rất thính hoặc mắt phải rất tinh…

Lúc mới sang thời David Moyes, MU giống doanh nghiệp đang ở đỉnh cao có nguy cơ rơi vào suy thoái và đổi core kinh doanh, khi doanh nghiệp vẫn đang còn tàn dư của thành công, ban lãnh đạo còn tự tin vào những lựa chọn của mình, MU có dáng dấp của HPG lúc này. Nhưng nhanh chóng họ cũng nhận ra rằng mình đã sai, oan nghiệt thay, họ chưa tìm ra lối thoát, chỉ biết điên cuồng vùng vẫy, tiêu pha và trải nghiệm.

Tới thời van Gaal thì mới bước vào downtrend, nơi kỳ vọng của nhà đầu tư vẫn còn ngất trời, tình yêu của họ vẫn còn sắt đá, mọi đợt giảm giá đều được lý giải và bao biện, mỗi khi tăng giá là được tung hô gào thét – giống cái cách mà fans MU tung hô, tâng bốc các chú nhóc như Rashford hay Martial, đó chỉ là ánh sáng cuối đường hầm nơi đoàn tàu đang chạy tới mà thôi…