Thuỷ triều đỏ và độc tố gây cá chết như thế nào

Chuyên gia Nghiên cứu Biển và Biến đổi khí hậu Dư Văn Toán cho rằng cá ăn theo chuỗi, do vậy độc tố tích tụ lâu ngày và lan rộng mới có thể gây cá chết hàng loạt.
Trao đổi với PV, Tiến sĩ Dư Văn Toán, Trưởng phòng Nghiên cứu Biển và Biến đổi khí hậu (Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam), cho biết hiện tượng thủy triều đỏ là hậu của tảo nở hoa.

  • Xem thêm: Theo dõ  xsmb để tìm những con số may mắn cho mình ngay bay giờ.

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.

Thủy triều đỏ tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm. Cơ chế nhóm tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) sinh ra những đợt thủy triều đỏ có thể là một cơ chế phòng thủ được triển khai xuất phát từ những thay đổi của các dòng hải lưu như thay đổi nhiệt độ hay trạng thái quá tải của môi trường.

274_Anh_1_ca_gui_1
“Nhiều khả năng tảo nở hoa bám vào mang khiến cá không thở được hay lớp tảo nổi trên bề mặt biển ngăn cản nhiệt lượng không khí gây giảm oxy, nghèo dinh dưỡng khiến cá chết”, ông Toán nói.

  • >> Nhận định kqxs trực tiếp hàng ngày

Theo vị chuyên gia này, thức ăn của cá theo chuỗi, ấu trùng ăn tảo, cá con sống tầng nổi ăn ấu trùng, cá lớn ở tầng nước sâu ăn cá con…

Do đó, biển tích lũy độc tố trải qua thời gian dài, lan ra diện rộng thì loài cá lớn sống ở tầng đáy mới chết đồng loạt dạt vào bờ biển Trung Bộ như vậy.
Theo ông Toán, Công ty Formosa mới nhập về vài trăm tấn hóa chất cuối tháng 3, nếu có xả thải thì đến giữa đầu tháng 4 là chưa đủ thời gian lan rộng khiến nhiều loài cá lớn sống ở tầng đáy biển ở các tỉnh miền Trung chết hàng loạt. Do vậy nói Formosa xả thải gây cá chết hàng loạt là chưa có căn cứ.

  • >> Theo dõi kết quả so xo với những con số may mắn

Ông cho rằng, có thực tế là hiện nay nguồn thải ô nhiễm ven bờ từ các dòng sông đổ ra biển chiếm đến 70%, 30% còn lại là hoạt động tàu thuyền gây ô nhiễm môi trường biển. Độc tố kim loại nặng thì chìm xuống đáy biển, nhẹ thì nổi lên tạo lớp vi mạch bề mặt biển (không màu).

“Hóa chất độc hại tồn dư tích tụ lâu ngày, lan ra diện rộng mới có thể gây cá chết ở nhiều tỉnh miền Trung như vừa qua được. Cơ quan chức năng cần sử dụng thiết bị máy dò, siêu âm ngay cả cá còn sống ở vùng biển các tỉnh Trung Trung Bộ song hành với lấy mẫu nước, mẫu cá chết để phân tích, đối chiếu thì mới mang lại kết quả toàn diện được”, ông Toán cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, độc tố cụ thể gây cá chết hàng loạt vài ngày tới phân tích hoàn tất mới có kết quả chính thức.