Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối như thế nào là đúng cách?

Theo TS.BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương, nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi họng, không phải là thuốc. Dù còn không mắc bệnh, nhiều cha mẹ vẫn duy trì thói quen rửa mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý mà không biết rằng hành động này có thể gây nguy hiểm đến đường thở và sức khỏe của trẻ.

Sai lầm khi sử dụng nước muối so với trẻ em

Việc sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày sai tư thế có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu, hoặc gây viêm tai giữa. Hiện nay, nhiều cha mẹ dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho con hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, họng trong khi trẻ không bị bệnh.

Nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này chúng được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng cho đường thở. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng các dung dịch nước muối để vệ sinh mũi sau khi đi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.

Vì vậy, phụ huynh chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Đây là một thiết bị được bán khá nhiều tại các bệnh viện, hiệu thuốc uy tín, có giá 200.000-300.000 đồng. Nếu sau 3 ngày vệ sinh mũi, trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi.

Làm thế nào để rửa mũi cho trẻ em đúng cách

– Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn hoặc giường. Để đầu thấp, mông cao đặt một tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi.

– Lót khăn xô dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

– Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng, cha mẹ có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nên nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi, đợi một lúc cho nước muối ngấm, nhẹ nhàng dùng tay day mũi bé để gỉ mềm và bong ra ngoài.

– Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch và gỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ phía dưới.

– Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng trẻ, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia. Cách làm tương tự.

– Nếu dịch mũi quá đặc và không thể trôi ra theo nước, có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên thường xuyên dùng dụng cụ này vì áp lực lớn dễ gây tổn thương niêm mạc mũi.

– Bơm rửa cho đến khi nước rửa chảy ra màu trong, không còn dịch mũi nhầy. Rửa mũi từ 3-5 lần mỗi ngày.

– Khi trẻ bị các bệnh về mũi, xoang có thể dùng nước nuối sinh lý để vệ sinh cho bé nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Nguồn: http://baotintuc247.com/rua-mui-hang-ngay-cho-tre-em-bang-nuoc-muoi-hau-qua-het-suc-khon-luong